4 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc: Từ ác mộng đến tươi sáng

10:28 | 13/10/2022
Trong thập kỷ tới, Trung Quốc cần nhiều cải cách sâu rộng, giải quyết các vấn đề từ tài chính, cơ cấu doanh nghiệp cho tới nhân khẩu học để nhanh chóng vượt qua Mỹ.

Bloomberg Economics đã xây dựng một mô hình cho thấy tốc độ tăng trưởng trên 5%/năm giờ đây gần như đã ngoài tầm với của Trung Quốc do những ảnh hưởng từ chính sách Zero COVID, tỷ suất sinh giảm và mức đầu tư thấp hơn sau khi lĩnh vực bất động sản rơi vào khủng hoảng.

Nguy cơ Mỹ áp đặt những lệnh trừng phạt tương tự như với Nga lên Bắc Kinh cũng có thể sẽ là thảm họa với tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Kịch bản ác mộng: Tăng trưởng 3%

Ưu tiên hàng đầu của Chủ tịch Tập trong 5 năm qua là giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng tài chính bằng cách kìm hãm hoạt động của ngân hàng ngầm và giảm tốc độ tăng trưởng nợ.

Nhưng hệ thống ngân hàng nước này vẫn tồn tại nhiều khoản nợ xấu. Nếu giá nhà ở sụt giảm và nhiều ngân hàng, chính quyền địa phương cần cứu trợ thì tăng trưởng sẽ còn chậm hơn nữa.

Mọi thứ sẽ còn khó khăn hơn nếu Mỹ và các đồng minh cùng nỗ lực tách khỏi nền kinh tế Trung Quốc. Theo IMF, năng suất của Trung Quốc có thể giảm 8% vào năm 2030 nếu xảy ra sự tách rời mạnh mẽ từ các nước OECD.

Hồ nước ở lưu vực sông Dương Tử cạn khô do nhiệt độ cao và thiếu mưa. Ảnh chụp vào ngày 20/9/2022. (Ảnh: Yang Bo/China News Service/Getty Images).

Đại dịch bùng phát đợt mới hoặc hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế. Một cuộc xung đột trên đảo Đài Loan cũng sẽ là thảm họa đối với tăng trưởng của Trung Quốc.

Kịch bản tươi sáng: Tăng trưởng trên 5%

Các quan chức Trung Quốc đặt mục tiêu tăng gấp đôi GDP vào năm 2035 so với 2020. Để đạt mục tiêu này, GDP của Trung Quốc phải tăng trưởng trên 5% trong đa phần thập kỷ này.

Theo mô hình của Bloomberg Economics, Bắc Kinh phải mở cửa nhanh chóng, tiếp tục các cải cách như tăng độ tuổi nghỉ hưu vào năm 2025 và nới lỏng các hạn chế về hộ khẩu, dân cư tại các thành phố lớn.

Trong dài hạn, nỗ lực tăng tỷ suất sinh bằng cách cung cấp thêm dịch vụ chăm sóc trẻ em và nhiều lợi ích khác có thể mang lại hiệu quả. Tuy vậy, tác động tới tăng trưởng sẽ không rõ ràng cho đến khi những đứa trẻ này tham gia lực lượng lao động vào năm 2040.

Theo Doanh nghiệp kinh doanh

Link bài gốc

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/4-kich-ban-tang-truong-kinh-te-cua-trung-quoc-tu-ac-mong-den-tuoi-sang-42202210121121541.htm

Tin hàng hoá hôm nay

Cùng chuyên mục