Giá lúa gạo biến động từ 100 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần 6/5

11:47 | 06/05/2024
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (6/5) ghi nhận tăng, giảm không đồng nhất. Việc liên kết giữa hợp tác xã hay nhà phân phối trong ngành hàng lúa gạo đang được nhiều địa phương triển khai và đã có những hiệu quả bước đầu.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (6/5) giảm. Cụ thể, lúa IR 50404 giảm 100 đồng/kg, giá bán đang dao động khoảng 7.400 - 7.500 đồng/kg. Bên cạnh đó, lúa OM 5451 có giá 7.600 - 7.700 đồng/kg sau khi giảm 100 đồng/kg. 

Tương tự, lúa Đài thơm 8 và lúa OM 18 cùng giảm 200 đồng/kg, giá thu mua đều cùng mức 7.800 - 8.000 đồng/kg. 

Trong khi đó, nếp không có điều chỉnh mới. Hiện, giá nếp Long An (khô) vẫn neo tại mốc 9.600 - 9.800 đồng/kg.

Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) không thực hiện khảo sát hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

-

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.600 - 9.800

-

- Lúa IR 50404

kg

7.400 - 7.500

- 100

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.800 - 8.000

- 200

- Lúa OM 5451

Kg

7.600 - 7.700

- 100

- Lúa OM 18

kg

7.800 - 8.000

-  200

- Nàng Hoa 9

kg

7.600 - 7.700

-

- OM 380

kg

7.500 - 7.600

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

14.000 - 16.000

- 1.000

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

+ 4.000

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

19.000 - 20.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

17.000 - 19.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

18.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

19.500

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.000 - 19.000

-

- Gạo Sóc Thái

kg

16.000 - 18.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 6/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo ghi nhận tăng mạnh. Trong đó, gạo thường có giá 14.000 - 16.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg. Song song đó, gạo Nàng nhen tăng đến 4.000 đồng/kg, đang được các thương lái thu mua với giá 30.000 đồng/kg

 

 Giá mặt hàng cám không có gì thay đổi, dao động khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.

Ảnh: Gia Ngọc 


Tín hiệu vui từ liên kết tiêu thụ lúa gạo

Theo Báo VTV, việc liên kết giữa hợp tác xã hay nhà phân phối trong ngành hàng lúa gạo đang được nhiều địa phương triển khai và đã có những hiệu quả bước đầu. Chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo được coi là yếu tố quan trọng để xuất khẩu gạo bền vững. Ngoài nông dân và doanh nghiệp, việc liên kết giữa hợp tác xã (HTX) hay nhà phân phối đang được nhiều địa phương triển khai và đã có những hiệu quả bước đầu.

Khi cánh đồng gần thu hoạch, đại diện doanh nghiệp đến xem lúa, thử mẫu và "thương lượng giá" với nông dân - câu chuyện được xem là hiếm trong chuyện liên kết từ trước tới nay.

Anh Nguyễn Văn Tự, Xã Mỹ Thuận, Hòn Đất, Kiên Giang, cho biết, tới ngày nay nó vẫn tăng hơn, nhưng mình hài lòng vì đã chốt. Mình đã làm là giữ uy tín của mình đối với công ty, đã ký là phải làm, dù giá lên xuống cũng vẫn chấp nhận.

Kiên Giang là địa phương có diện tích cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ nhiều nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng diện tích hơn 120.000 ha, tăng gần 50.000 ha so với năm 2022.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, nhận định, sản xuất theo nhu cầu doanh nghiệp để doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu thì sản phẩm của nông dân sẽ được tiêu thụ tốt hơn, doanh nghiệp mua giá tốt hơn cũng như quy hoạch được các vùng tốt hơn. Người dân sẽ sản xuất theo đặt hàng.

Tuy nhiên, nông dân và doanh nghiệp chỉ là hai trong nhiều nhân tố của chuỗi liên kết. Bên cạnh HTX, thương lái, nhà phân phối, tiêu thụ cùng sự hỗ trợ của nguồn lực Nhà nước, Viện trường, ngân hàng, kỹ thuật, ở đây, vai trò của HTX được đánh giá khá cao, khi có đến 37,5% HTX tham gia liên kết chuỗi giá trị với các phần việc như làm cầu nối giữa doanh nghiệp và nông dân, trực tiếp kí kết hợp đồng; liên kết cung ứng giống, vật tư, kĩ thuật.

Ông Trương Hữu Trí, Giám đốc Hợp tác xã Gòn Gòn, Long An, chia sẻ, bản thân HTX phải có tư liệu sản xuất và con người tổ chức sản xuất thì mới có câu chuyện liên kết mua chung bán chung. Người dân hiện nay ai làm theo hướng của người nấy thì không thể quy tụ, đòi hỏi HTX phải có cách nhìn để gom lại, nắm được trọn trong tay mới gọi là liên kết.

Đồng bằng sông Cửu Long có đến 1.300 HTX lúa gạo, chiếm 52% tổng số HTX nông nghiệp toàn vùng. Tuy liên kết chuỗi giá trị có cải thiện nhưng qui mô liên kết được đánh giá là còn nhỏ, thiếu bền vững.

 

Theo Doanh nghiệp kinh doanh

Link bài gốc

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/gia-lua-gao-bien-dong-tu-100-dongkg-den-4000-dongkg-trong-ngay-dau-tuan-65-42202456114610756.htm

Tin hàng hoá hôm nay

Cùng chuyên mục