9 tháng đầu năm có 50.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng mạnh so với 2021

13:30 | 29/09/2022
9 tháng 2022, có 50.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 56,1% so với 9 tháng năm 2021.

Theo báo cáo tình hình kinh tế xã hội quý III và 9 tháng năm 2022 mà Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố, trong tháng 9/2022, cả nước có 11.466 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 136 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 61,9 nghìn lao động, giảm 3,8% về số doanh nghiệp, tăng 4,5% về vốn đăng ký và giảm 17,7% về số lao động so với tháng 08/2022.

So với cùng kỳ năm 2021, tăng 194,1% về số doanh nghiệp, tăng 117,9% về số vốn đăng ký và tăng 24,1% về số lao động. 

 Nguồn: Hạ An tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê.  

Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 11,9 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và giảm 25,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong tháng, cả nước còn có 5.118 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 20,7% so với tháng trước và tăng 54,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 9 tháng năm 2022, cả nước có 112.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1,27 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 758.100 lao động, tăng 31,9% về số doanh nghiệp, tăng 6,4% về vốn đăng ký và tăng 16,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 19,4% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 2,63 triệu tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 38,7 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, còn có 50.500 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 56,1% so với 9 tháng năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 163.300 doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 18.100 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. 

 Nguồn: Hạ An tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê.   

Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm nay có 1.543 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước; 27.900 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 20,8%; 83,3 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 36,8%.

Cũng trong tháng 9/2022 có 2.935 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 21,9% so với tháng trước và tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021; có 4.187 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 6% và tăng 66,9%; có 1.516 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 150,2%. 

Tính chung 9 tháng, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 62.500 doanh nghiệp, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước; 36.300 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 12,1%; 13.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 8%. Bình quân một tháng có 12.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Gần 50% số doanh nghiệp đánh giá tình hình đang tốt lên 

Theo Tổng cục Thống kê, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2022 cho thấy: Có 38,6% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2022; 36,0% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 25,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV/2022, có 48,7% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2022; 33,9% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định và 17,4% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn.

 Nguồn: Tổng cục Thống kê.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước lạc quan nhất với 83,6% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2022 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2022; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 80,9% và 79,1%.

Về khối lượng sản xuất, có 39,1% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2022 tăng so với quý II/2022; 35,3% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 25,6% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm[1]. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 46,8% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 36,2% số doanh nghiệp dự báo ổn định và 17% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng, có 35% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý III/2022 cao hơn quý II/2022; 39% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 26% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm[2]. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 44,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 38% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định và 17,5% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý III/2022 so với quý II/2022, có 26,9% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 45,1% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 28% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý IV/2022 so với quý III/2022, có 37,1% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 44,9% số doanh nghiệp dự kiến ổn định và 18% số doanh nghiệp dự kiến giảm.

Theo Doanh nghiệp kinh doanh

Link bài gốc

https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/9-thang-dau-nam-co-50500-doanh-nghiep-quay-tro-lai-hoat-dong-tang-manh-so-voi-2021-422022929113527570.htm

Tin hàng hoá hôm nay

Cùng chuyên mục

  • [Infographic] Kinh tế Việt Nam quý I/2024 qua các con số
    [Infographic] Kinh tế Việt Nam quý I/2024 qua các con số
    29-09-2022
    Trong quý đầu năm, kinh tế Việt Nam ghi nhận tăng trưởng GDP tích cực, cao nhất trong 5 năm trở lại đây với sự tăng trở lại của chỉ số sản xuất công nghiệp. Việt Nam tiếp tục xuất siêu hơn 8 tỷ USD nhưng cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm hai chữ số.
  • Khách quốc tế tới Việt Nam vượt mốc trước đại dịch COVID-19
    Khách quốc tế tới Việt Nam vượt mốc trước đại dịch COVID-19
    29-09-2022
    Khách quốc tế đến Việt Nam quý I/2024 đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19.
  • CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước
    CPI tháng 3 giảm 0,23% so với tháng trước
    29-09-2022
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng giảm 0,23% so với tháng trước do hiệu ứng sau Tết. Tính chung quý I năm 2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
  • CPI tháng 3 giảm 0,23%, lạm phát cơ bản quý I tăng 2,81%
    CPI tháng 3 giảm 0,23%, lạm phát cơ bản quý I tăng 2,81%
    29-09-2022
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng giảm 0,23% so với tháng trước do hiệu ứng sau Tết. Tính chung quý I năm 2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%.
  • GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ
    GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ
    29-09-2022
    Mức tăng trưởng này cao hơn tốc độ tăng GDP quý I của 4 năm liền trước với động lực chính đến từ mảng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, tăng lần lượt 6,12% và 6,28% so với cùng kỳ năm trước.
  • Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường
    Quý I/2024, gần 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường
    29-09-2022
    Trong quý I/2024, tổng cộng có gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có gần 24.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.